Theo học Đại học FPT từ thuở trường mới thành lập, chị Bùi Thị Hường đã trở thành tân cử nhân ngành Công nghệ thông tin (CNTT) khóa đầu tiên của trường. Từ đây, chị bắt đầu sự nghiệp tester của mình suốt 12 năm tại các công ty như FPT Software, Metrixa Technology và hiện nay là Niteco. Với chuyên môn hiện tại, chị Hường đã có những chia sẻ hết sức thú vị xoay quanh công việc của một senior tester mà bạn có thể chưa từng nghe tới 😉
Chị Hường Bùi - một trong những bông hồng tester kỳ cựu tại Niteco
Nội dung
- Điều gì khiến chị thấy thích thú ở nghề Tester?
- Thời gian công tác trong ngành và bài học về lỗi sai trong kiểm thử
- Nhiều người cho rằng “nghề Tester ai làm cũng được”. Quan điểm của chị?
- Những định kiến đáng tiếc về nghề Tester ở Việt Nam?
- Theo chị, điều gì phân biệt Tester giỏi với Tester “xoàng”?
- Cơ hội nghề nghiệp của Tester ở thời điểm hiện tại?
- Nếu có thể bắt đầu lại, chị có chọn theo đuổi nghề này không? Hoặc chị sẽ làm điều gì đó khác hơn?
- Có điều gì mà gần đây chị mới nhận ra về nghề Tester và c ước giá như mình biết sớm hơn?
- Có hình mẫu nào trong công ty mà chị cảm thấy ngưỡng mộ và muốn học hỏi không ạ?
- Dưới góc nhìn của 1 tester, môi trường làm việc lí tưởng là như thế nào?
- Dự án nào đã làm mà khiến chị nhớ nhất? Chị có nhận xét gì giữa client Nhật Bản và châu Âu nói chung?
- Theo chị, sự khác nhau giữa các công ty IT Việt Nam và nước ngoài (như Niteco) là gì?
- Những tài liệu mà chị cho là hữu ích cho những ai muốn theo đuổi nghề Tester.
-
Điều gì khiến chị thấy thích thú ở nghề Tester?
Mỗi khi tìm ra được những critical bug về logic hay tính toán thì chị thấy rất là sướng 😁. Khi dự án mới bắt đầu thì chị rất thích thú trong việc review design, rồi đưa ra những gợi ý hay nhận xét để cải thiện UI/UX.
Ngoài ra, chị thấy tester sẽ góp phần làm thay đổi tư duy về chất lượng sản phẩm của developer. Có nghĩa là, không chỉ tester quan tâm về quality mà dev cũng cần phải làm unit test kĩ để đảm bảo chất lượng code của mình trước khi release nó cho tester 🤗.
- Hơn 12 năm theo nghề Tester, có lỗi sai nào khiến chị không quên được?
Thực ra trong cuộc sống cũng như công việc không ai là không mắc sai lầm cả. Tuy vậy, có những sai lầm làm mình day dứt mãi . Hồi xưa chị có làm 1 dự án mà PM khá kỹ tính. Anh ấy mong muốn là lúc go live sẽ zero bug. Tuy nhiên, thực tế là chị đã để lọt 1 lỗi nhỏ về UI. Thực ra nó cũng không nghiêm trọng kiểu break layout hay gì mà nó chỉ khác phần show/hide ở footer. Anh PM là người cầu toàn, mọi thứ phải hoàn hảo, nên anh ý đã có phản ứng khá căng thẳng: ”Làm thế nào mà bug có thể lọt qua những người kiểm thử có kỹ năng và kinh nghiệm như vậy được?” Sau vụ đó chị nhiễm luôn tính cầu toàn ấy và đảm bảo zero bug mỗi khi release😚
- Những định kiến đáng tiếc về nghề Tester ở Việt Nam là gì theo chị?
Thường các bạn dev hay bảo làm tester nhàn, chẳng phải đau đầu nghĩ ra các dòng code phức tạp vừa chạy được vừa có performance ngon 😁.
Thực ra, không có Tester thì Developer vẫn làm ra được sản phẩm phần mềm. Ngược lại, nếu không có Developer thì không có phần mềm để kiểm thử, đồng nghĩa nghề Tester sẽ không tồn tại.
“Tester là người bạn đồng hành thân thiết của dev. Bởi lẽ, sản phẩm làm ra nếu không qua tay tester mà đi thẳng tới khách hàng thì rủi ro sẽ rất lớn”- Hường Bùi chia sẻ.
Tuy nhiên tester đúng ra là người bạn đồng hành thân thiết của dev. Bởi lẽ, sản phẩm làm ra nếu không qua tay tester mà đi thẳng tới khách hàng thì rủi ro sẽ rất lớn. Cho nên mới nói tester đóng vai trò quan trong việc quyết định dự án có release được hay ko? Ví dụ khách hàng trong lúc UAT (User Acceptance Testing) có thể ko phát hiện được bug nên vẫn duyệt cho go live. Nhưng lúc đó nếu tester tìm ra được các bug thì phải hoãn release lại để fix xong bug mới thì dự án mới go live ngon được.
- Theo chị, điều gì phân biệt Tester giỏi với Tester “xoàng”?
Câu hỏi này khó nói à nha=)). Bản thân chị cũng thấy mình cũng bình thường thôi,, nhưng chị nghĩ làm nghề gì cũng thế, không chỉ riêng tester, mình luôn phải chịu khó mày mò, nghiên cứu, học hỏi để cải thiện kĩ năng chuyên môn. Sau đó, áp dụng trong công việc/dự án một cách linh động chứ không phải kiểu rập khuôn, máy móc, thì sẽ tạo thành người “xịn” thôi 😊
- Cơ hội nghề nghiệp của Tester ở thời điểm hiện tại?
Tester theo chị có rất nhiều cơ hội để phát triển.
- Manual test và học thêm management có thể trở thành PM/Team Lead
- Automation test thì là 1 nghề đang hot và thu nhập rất tốt, không thua kém gì developer.
Ngoài ra, sau một thời gian, các tester có thể học và trở thành BA (Business Analyst) - một nghề cũng có nhiều tiềm năng.
- Nếu có thể bắt đầu lại, chị có chọn theo đuổi nghề này không? Hay chị sẽ làm điều gì đó khác hơn?
Chị nghĩ mình đến với nghề tester chắc là do duyên số, và chị hài lòng với nó. Nhưng nếu được quay trở về những năm 20 tuổi, thì chị nghĩ mình sẽ trau dồi thêm một số kỹ năng như tiếng Anh, các kỹ năng mềm và kiến thức quản trị để có thể trở thành 1 nhà quản lý.
- Nhiều người cho rằng “nghề Tester ai làm cũng được”. Quan điểm của chị?
Theo chị nếu muốn theo đuổi nghề tester thì mình nên có đào tạo bài bản. Tester cần phải hiểu sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của sản phẩm, về người dùng cuối, cũng như kiến thức phát triển phần mềm.
Không những thế, tester phải biết cách đọc và phân tích yêu cầu của khách hàng, cái nào chưa rõ thì phải hỏi lại, hoặc trình bày cách hiểu của mình xem đã đúng ý của khách chưa. Sau đó xác nhận và tiến hành làm.
Ngoài ra, tester cần biết cách thiết kế test case hiệu quả để cover hết tất cả trường hợp có thể xảy ra. Thành ra nói nghề này ai cũng làm được cũng đúng nhưng cần kiên trì và nhanh nhạy trong cách học hỏi và xử lý công việc thôi.
"Tester cần biết cách thiết kế test case hiệu quả để cover hết tất cả trường hợp có thể xảy ra"- Hường Bùi
- Có điều gì mà gần đây chị mới nhận ra về nghề Tester và chị ước giá như mình biết sớm hơn?
Chị nhận ra nếu được quay lại 10 năm trước thì mình sẽ học thêm về automation testing. Khi đó mình sẽ có nhiều cơ hội thử sức cũng như gia tăng thu nhập hơn 😊
- Có hình mẫu nào trong công ty mà chị cảm thấy ngưỡng mộ và muốn học hỏi không ạ?
Hình tượng lí tưởng trong công việc của chị là anh Lâm PM của Frey devision. Anh Lâm là một người nhiệt huyết với công việc, tận tâm, chu đáo với tất cả mọi người. Làm việc với anh ấy thoải mái đến nỗi nhiều khi hết giờ rồi nhưng nếu anh ý cần chị vẫn luôn sẵn lòng làm tối, dù ở đây các sếp khuyến khích không làm ngoài giờ. Chỉ là gặp được người sếp quá có tâm nên mình cũng rất vui vẻ cống hiến.
Bên cạnh đó, do chị cũng định hướng trở thành PM nên chị thấy mình càng muốn học hỏi anh Lâm nhiều hơn, nhất là về cách giải quyết sự cố với team và khách hàng.
Có lần anh ý take over dự án Kwikot trong 1 tuần thay 1 PM khác nghỉ ốm. Anh Lâm chủ động tìm hiểu rất kỹ và phát hiện ra 1 số vấn đề tiềm tàng của dự án này. Cụ thể sắp đến thời gian UAT với khách nhưng tiến độ hoàn thành migrate thông tin của 132 PDP có vẻ bị trễ so với dự kiến. Do hệ thống upload thông tin sản phẩm mới khác so với cái của site cũ nên đội content không xoay sở kịp. Thay vì để nhân viên OT, trong cuộc gọi trao đổi với khách hàng của tuần đó, anh chủ động đưa ra giải pháp luôn. Đó là thay đổi linh hoạt những cách thức input specs cho sản phẩm: Chỉ giữ lại những specs chính trên PDP, còn lại để ở bullet points và dẫn link về installation guide. Cả khách lẫn team đều rất hài lòng và quyết định đi theo giải pháp đó.
- Dưới góc nhìn của 1 tester, môi trường làm việc lí tưởng là như thế nào?
Với chị, một môi trường lý tưởng là nơi có thời gian làm việc thoải mái, chế độ đãi ngộ tốt, ví dụ như bảo hiểm cho nhân thân hay chính sách thâm niên như ở Niteco đang có nè 😂 (cười)
Chị Hường cùng các đồng nghiệp trong lễ kỷ niệm 9 năm thành lập công ty
Giờ giấc đi làm thì được linh hoạt. Ví dụ như ở đây, thông thường là từ 9h-6h tối, nhưng mọi người có thể đi muộn hơn hay về sớm hơn cũng được, miễn là không ảnh hưởng đến công việc là được.
Nhân viên làm lâu năm (từ 3 năm trở lên) sẽ nhận tiền thâm niên hàng năm từ $500-$1000. Ngoài ra, nhân viên đó còn được công ty mua bảo hiểm sức khỏe toàn diện thêm cho cả chồng, con nữa. Chị nghĩ chính những điều này đã giúp nhân viên có nhiều động lực để cống hiến lâu dài. Như chị vậy, tính đến nay cũng đã đồng hành đến năm thứ 7 rồi.
Ngoài ra, thưởng KPI cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Tùy theo tình hình kinh doanh của công ty, nhưng thường các công ty phần mềm sẽ thưởng cho nhân viên rất khá. Ví dụ như Niteco năm ngoái thưởng vụ này cho nhân viên 2-3 tháng lương 😊
Tuy vậy, ở đây vẫn còn một vài điểm trừ như chưa trang bị các thiết bị di động để testers kiểm thử như máy tính bảng, các dòng máy điện thoại di dộng với các hệ điều hành khác nhau . Thường bọn chị sẽ dùng ứng dụng Browser Stack, tuy nhiên độ chính xác chỉ được 90%. Nếu có các thiết bị thật để test thì sẽ khách quan hơn. Nhưng chị thấy thực ra cũng chưa nhiều công ty chịu chi vụ này, vì các dòng máy ra đời liên tục nên nếu trang bị liên tục cũng khá tốn kém.
Với cả hiện tại chưa có ai chuyên về mảng đào tạo testing cho các testers và QAs cả. Công ty vẫn liên tục tổ chức các khóa đào tạo cho dev và cả tester nhưng chưa chuyên sâu cho riêng về testing. Chị nghĩ công ty nên cân nhắc thêm về điều này, mời các chuyên gia đầu ngành về testing về đào tạo cho tester và QA.
Còn về mặt giải trí thì chị thấy nhiều công ty IT cũng có nhiều cái hay ho. Như ở Niteco thì từ các trò chơi như bi lắc, bóng bàn đến lớp yoga, các giải chạy, đua xe đạp, bóng đá,...đều có cả. Nhưng nếu có thêm bàn bi-a, phòng tập gồm máy móc cơ bản như máy chạy bộ, mát-xa thì càng tuyệt hơn nữa. Dân văn phòng mà, ngồi nhiều dễ béo bụng, đau lưng lắm 😆.
Thêm điểm trừ nữa là ở đây, teambuilding thường đi theo dự án, chứ không cố định theo quý của từng division 😚Đi theo division thì chỉ đi 1-2 lần/năm (chị thấy như vầy là hơi ít). Còn summer vacation và anniversary thì chị thấy năm nào cũng tổ chức hoành tráng rồi.
- Dự án nào đã làm mà khiến chị nhớ nhất? Chị có nhận xét gì giữa client Nhật Bản và châu Âu nói chung?
Chị làm nhiều dự án lắm, cái nào cũng đáng nhớ cả. Nhưng có lẽ nhớ nhất là hồi làm dự án De'Longhi của khách hàng Ý với team Baldur.
Dự án này kéo dài liên tục gần 2 năm. Từ xây dựng mới website hoàn toàn đến dựng thêm hai webiste cho hai brand thuộc De'Longhi nữa, nhiều cái mới với lạ, gây ra không ít thách thức cho cả đội dev lẫn testers như tụi chị. Ban đầu dự án đó cũng nho nhỏ, chỉ cần 3-4 người làm thôi. Nhưng sau khi website đầu tiên mình làm tốt, khách đặt hàng tiếp 2 website và thêm một dự án content nữa. Lúc đó, số người thường trực lên đến 14-15 người.
Hồi đó dự án content kia cũng khá to, lại còn phải làm gấp, nên bên cạnh tuyển nhiều content entry vào, bọn chị và cả mấy bạn dev cũng phải hỗ trợ làm content cùng. Chị cũng lãnh luôn nhiệm vụ lead và training đội content ấy luôn gần cả năm trời. Nghĩ lại mà thấy vừa buồn cười vừa vui, vì thân là tester mà còn kiêm nhiệm thêm việc lead các em content 🤭
Chị Hường và đội content entry của De'longhi trong lễ kỷ niệm 10 thành lập công ty
Về phần khách hàng, chị thấy thích làm khách châu Âu hoặc Úc hơn là Nhật Bản. Hồi mới ra trường, chị làm với khách Nhật một thời gian thì thấy họ có các hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết, và việc của mình cứ follow theo đó mà test thôi. Nhưng đó cũng sẽ là một hạn chế lớn. Bởi lẽ em sẽ không phát huy được tính sáng tạo của mình khi cứ phải rập khuôn làm theo đó. Với cả, khách hàng Nhật họ cũng cực kỳ khắt khe và cứng nhắc, chứ không nice và linh hoạt như khách châu Âu hay Úc. Làm với hai đối tượng này ít khi phải OT như khách Nhật lắm🤗
- Theo chị, sự khác nhau giữa các công ty IT Việt Nam và nước ngoài (như Niteco) là gì?
Chị thấy thường thì công ty IT thuần Việt sẽ có ít các chế độ đãi ngộ hấp dẫn như các công ty IT có vốn 100% nước ngoài. Ví dụ về giờ giấc, chị thấy nhiều công ty vẫn cần đi làm thứ 7. Với chị, sáng thứ 7 đến cũng chẳng giải quyết được gì mấy. Thà rằng để thời gian đó nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động cho tuần mới thì hơn.
Cả bảo hiểm nữa. Theo chị biết qua vài đứa bạn cùng ngành, thì một số công ty phần mềm của Việt Nam chỉ đóng gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên sau một thời gian làm việc nhất định (có khi sau 6 tháng - 1 năm), mà hạn mức chi trả bảo hiểm cũng bị hạn chế. Nên với cá nhân chị thì chị luôn lưu tâm đến chế độ bảo hiểm này chỉ xếp thứ 2 sau tiền lương 😊
Ngoài ra, chị thấy đời sống tinh thần qua các ngày lễ phụ cũng được công ty quan tâm không kém. Ngoài tổ chức tiệc ra, thì công đoàn cũng rất tâm lý khi thưởng tiền cho nhân viên các ngày lễ như 8/3, 20/10, Trung thu, 1/6,…(Ấy là không kể những ngày lễ chính toàn quốc đấy nhá 😉). Nói chung, chị thấy không nhiều công ty IT Việt Nam làm được tất cả những điều này.
- Những tài liệu mà chị nghĩ là hữu ích cho những ai muốn theo đuổi nghề Tester?
Những bạn mới nên đọc tài liệu liên quan đến thi chứng chỉ ISTQB foundation - kiến thức căn bản trong ngành. Một số địa chỉ cho các bạn tham khảo như sau:
https://www.istqb.org/certifications/certified-tester-foundation-level
https://testing.googleblog.com/
https://www.developsense.com/blog/
https://www.satisfice.com/blog
https://giangtester.com/nhung-cuon-sach-da-va-dang-doc/
Một chặng đường dài đi theo nghề Tester, nhất là trong môi trường công ty đa quốc gia, chị Hường Bùi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý giá và sẵn sàng chia sẻ cho những ai sắp hay đang đi trên con đường này. Do đó, nếu bạn cũng quan muốn trở thành đồng nghiệp của chị Hường, hãy ứng tuyển ngay vào Niteco bạn nhé!